==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tục đa phu xuất hiện tại nhiều nơi ở Tây Tạng. Điển hình là một người phụ nữ có thể được sắp xếp để kết hôn với những người nam là anh em ruột. Điều này thường được thực hiện để tránh phân chia tài sản và giúp giữ vững kinh tế gia đình. Tuy nhiên, chế độ một vợ một chồng diễn ra phổ biến hơn trên khắp Tây Tạng. Hôn nhân đôi khi phải theo sự sắp xếp của cha mẹ nếu con trai hay con gái không chọn được đối tượng cho mình ở một độ tuổi nhất định.

Các Học Giả Phương Tây Nghĩ Gì Về Phương Đông Các Học Giả Phương Tây Nghĩ Gì Về Phương Đông

Tục Đa Phu Ở Tây Tạng - Ảnh 1

Đám cưới thường được sắp đặt trước, với gia đình chọn vợ cho con trai lớn nhất và cho phép các em trai sau đó có cơ hội cưới chính người phụ nữ này. Trong một số trường hợp, các bà vợ sẽ giúp nuôi dưỡng những người chồng tương lai của họ.

Những ông chồng trong chế độ đa phu làm công việc trong gia đình, giúp nấu ăn, chăm sóc con cái, trong khi phụ nữ cai quản tiền bạc. Người chồng trong chế độ đa phu cũng được xem là công cụ “điều chỉnh” tỉ lệ sinh, bởi với họ một phụ nữ có thể có bầu nhiều lần, dù cô có bao nhiêu chồng đi chăng nữa.Các gia đình đa phu cũng thường không phân biệt ai là cha đẻ thật sự của đứa con nào, và bọn trẻ gọi cha đẻ, chú, bác đều là “cha”.

Đa phu phá vỡ nhiều điều cấm kị về tình dục ở phương Tây, nhưng với người địa phương, họ coi đây là lẽ tự nhiên và có lợi. Chế độ đa phu mang lại lợi ích khi có sự phân công lao động giữa những người anh em trai: một người chăm sóc đàn gia súc, một người giúp vợ trên cánh đồng và người còn lại gia nhập đoàn lái buôn.

Sở dĩ phong tục này vẫn còn tồn tại là do nền kinh tế lạc hậu và kém phát triển. Đối với người nghèo, đây là cách giữ các con trai ở lại trong một gia đình, bố mẹ chỉ mất tiền cưới một cô dâu. Còn đối với người giàu, đây là cách giữ của, tài sản gia đình không bi phân chia. Người Tây Tạng chấp nhận và giữ nguyên phong tục chỉ cưới vợ cho người con trai cả thừa kế, nối dõi tông đường. Những người con trai thứ khi lớn lên cũng được nhập vào cuộc hôn nhân này, đều trở thành chồng của chị dâu mình. Họ cho rằng chỉ có một người mẹ duy nhất, tất cả con cái đều từ một bụng mẹ sinh ra. Khi chúng lớn lên, bố mẹ lại lấy một vợ cho tất cả các con trai mình.

Phong tục đa phu, nam nữ ăn ở với nhau ko cưới xin, không hôn thứ từ nhiều thế kỷ qua đã làm cho vùng đất này nổ ra cuộc khủng hoảng thừa phụ nữ và thiếu đàn ông. Các thiếu nữ ganh đua quyết liệt với nhau để được đi lấy chồng, được lọt vào sự lựa chọn của một gia đình nào đó. Hiện tượng này cũng tạo cho xã hội thái độ khoan dung với quan hệ trước hôn nhân. Nếu một người phụ nữ Tây Tạng chưa có chồng mà mang thai, người cha của đứa trẻ tương lai sẽ đến nhà lao động 2 tuần trước và sau khi người mẹ sinh con. Cha mẹ của cô gái bày tỏ lòng biết ơn chàng trai và tiễn anh ta về nhà, còn đứa trẻ sinh ra được nhập vào gia đình và trở thành thành viên chính thức của gia đình bố mẹ đẻ của người sinh ra nó.

Tục Đa Phu Ở Tây Tạng

Tục Đa Phu Ở Tây Tạng
11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==