Lịch Tạng là loại âm lịch tính theo Mặt Trăng; một năm có 12 hoặc 13 tháng; mỗi tháng bắt đầu và kết thúc vào lúc trăng non. Tháng thứ 13 được thêm vào cách quãng khoảng 3 năm để năm âm lịch có thể tương đương với năm dương lịch. Các tháng không có tên, nhưng được gọi theo số, trừ tháng 4 có tên là saka dawa, tưởng nhớ ngày đản sinh của Đức Phật.
Thangka - Họa Phẩm Đặc Dụng Của Phật Giáo Kim Cang ThừaTết Tây Tạng có tên là Losar.
Mỗi năm tương ứng với một con vật và một yếu tố của ngũ hành. Các con vật theo thứ tự lần lượt là: Thỏ rừng, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Gà hoặc Chim, Chó, Heo, Chuột, Trâu, Hổ.
Các yếu tố thay thế nhau theo thứ tự: Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Mộc
Mỗi yếu tố thống trị hai năm liên tiếp, năm đầu có tính dương, năm sau có tính âm. ví dụ, năm Thìn Thổ dương sẽ được theo sau bởi năm Tị Thổ âm, sau đó là năm Ngọ Kim dương.
Vòng tuần hoàn này có chu kỳ 60 năm, bắt đầu với năm Mão Hỏa âm. Những vòng tuần hoàn này được đánh số. Vòng tuần hoàn đầu tiên bắt đầu năm 1027. Cho nên, năm 2005 là năm Dậu Mộc âm của vòng tuần hoàn thứ 17 và năm 2008 là năm Tí Thổ dương của cùng vòng tuần hoàn đó.