==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tiếng Tây Tạng tiếng Tạng hay Tạng ngữ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng-Miến của hệ Hán-Tạng. Nhiều thổ ngữ đặc biệt ở miền trung có dấu giọng, nhưng các thổ ngữ phía tây như tiếng Amdo hay phía đông như tiếng Balti không có dấu giọng.

Ý Nghĩa Của Pháp Khí Mật Tông Ý Nghĩa Của Pháp Khí Mật Tông

Âm vị tiếng Tạng có thể được coi thuộc loại ngôn ngữ chắp dính. Nó được sử dụng bởi khoảng 6 triệu người Tây Tạng khắp cao nguyên Thanh Tạng cũng như khoảng 150.000 người Tạng tha hương, trong đó những người nói các thổ ngữ Tạng khác nhau có thể không hiểu nhau.

Chữ Tây Tạng được khởi xướng bởi vua Songtsen Gampo (Khí Tông Lộng Tán hay Tùng Tán Cán Bố, 617-699). Xuất phát từ việc ông lấy hai công chúa là tín đồ Phật giáo, hai người này được cho là hiện thân của Tara Xanh và Tara Trắng, và họ đã mang lại sự ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển Phật giáo Tây Tạng tại đây. Songtsen Gampo nhận thức rằng cần phải có hệ thống chữ viết để xiển dương đạo Phật tại Tây Tạng. Vì lý do này, vào năm 632 ông đã cử tể tướng Thonmi Sambhota (Đoan Mỹ Tam Bồ Đề) cùng các môn sinh đến Kashmir (thuộc Tây Bắc Ấn Độ thời bấy giờ) để học Phạn văn. Thonmi đã học chữ Phạn từ vị thầy Devavidya-simha (Thiên Minh Sư Tử) [trong một số tài liệu khác thì lại ghi nhận rằng Thonmi đã sang Nalanda để học chữ Phạn]. Sau khi trở về nước Thonmi đã sáng chế ra chữ viết Tây Tạng.

Bảng chữ cái Tây Tạng hiện thời bao gồm: 30 phụ âm, 4 nguyên âm, một số chữ bổ sung để viết tiếng Sanskrit.

Chữ viết Tây Tạng có nhiều biến thể như Uchen, Ume, Bamyik v.v. Hiện nay, kiểu Uchen là kiểu chữ chính dùng để ghi tiếng Tây Tạng.

Ngôn Ngữ Tây Tạng

Ngôn Ngữ Tây Tạng
12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==