Chùa Ramoche (còn gọi là Chùa Tiểu Chiêu, Tiểu Chiêu Tự) là ngôi chùa Phật giáo được coi là quan trọng thứ hai tại Lhasa chỉ sau Chùa Đại Chiêu (Jokhang). Chùa nằm ở phía tây bắc của thủ phủ Lhasa, phía đông của cung Potala và phía bắc Chùa Đại Chiêu. Chùa Ramoche được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 7 (trong triều đại nhà Đường) với tổng diện tích lên đến 4.000m². Đây là điểm hành hương hành trình rất thu hút khách thăm quan ở Lhasa.
Các Thành Phố, Thị Trấn Quan TrọngChùa Ramoche được coi là ngôi chùa chị em với Jokhang vì được xây dựng và hoàn thành trong cùng khoảng thời gian. Chùa được xây dưới sự chỉ đạo của công chúa Văn Thành và công việc xây dựng, thiết kế được đảm trách bởi những người thợ thủ công đến từ Trung Quốc. Ngôi chùa có cổng chính hướng về phía đông, thể hiện nỗi lòng mong nhớ của công chúa đối với cha mẹ và đất nước của mình. Chùa Ramoche thờ một bức tượng đồng nhỏ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ông 8 tuổi do công chúa Bhrikuti của Nepal đưa vào Tây Tạng.
Bên cạnh đó, ngôi chùa này còn là nơi thờ bức tượng "Đức hạnh cao quý" Jowo Rinpoche trước khi nó được chuyển sang Chùa Jokhang. Bức tượng 'Jowo Rinpoche' là một tín vật quan trọng và vô cùng linh thiêng bởi bức tượng này chính là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thập Nhị Tuế Đẳng (Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi) được công chúa Văn Thành (Wencheng) vợ Tạng Vương Tùng Tán Cương Bố (Songtsen Gampo) mang từ thủ đô Trường An vào Tây Tạng từ thế kỷ 7, đánh dấu mốc lịch sử đầu tiên mà Phật giáo mở đường vào Tây Tạng. Bức tượng hơn 1400 tuổi này hiện đang được thờ ở Chùa Jokhang.
Bức tượng "Đức hạnh cao quý" Jowo Rinpoche
Chùa Ramoche bị hư hại nặng nề và đã trải qua nhiều lần trùng tu cải tạo, chỉ cung điện Phật trên tầng đầu tiên còn lại ở trạng thái ban đầu của nó. Ngôi chùa hiện nay là kết quả của sự phục hồi lớn trong năm 1986. Tòa điện chính của chùa nay có ba tầng. Tầng đầu tiên gồm một tâm phòng, một kinh đường, và một Phật cung với các hành lang quanh co. Tầng hai chủ yếu là nơi ở và có một giáo đường. Tầng ba gồm phòng ngủ và một giáo đường để cầu nguyện. Ngôi chùa là một điển hình của việc kết hợp phong cách kiến trúc giữa Hán và Tạng.