Hầu hết người Tây Tạng thường tuân theo Phật giáo Tây Tạng hoặc một tổng hợp của các phong tục truyền thống bản địa gọi là Bön (cũng được hấp thu vào dòng chính của Phật giáo Tây Tạng). Ngoài ra còn có một thiểu số người Tây Tạng Hồi giáo.
Khái Quát Về Người Tây TạngTruyền thuyết cho rằng vua thứ 28 của Tây Tạng là Thothori Nyantsen, đã mơ thấy một báu vật thiêng từ thiên đường rơi xuống, trong đó có một kinh, thần chú cầu kinh, và các vật thể tôn giáo khác của Phật giáo. Tuy nhiên, vì chữ Tạng vẫn chưa được phát minh, văn bản này đã không thể được dịch bằng văn viết và ban đầu không ai biết điều gì đã được viết trong đó. Phật giáo đã không bén rễ ở Tây Tạng cho đến triều đại của vua Songtsän Gampo, người đã kết hôn với hai công chúa là tín đồ Phật giáo là Bhrikuti của Nepal và Văn Thành của Trung Hoa. Sau đó, Phật giáo trở nên phổ biến khi Đức Padmasambhava đã đến thăm Tây Tạng theo lời mời của vua Tây Tạng thứ 38 là Trisong Deutson.
Ngày nay, người ta có thể dễ thấy người Tạng đặt đá Mani ở những nơi công cộng. Các Lạt ma người Tạng, cả Phật giáo và Bön, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Tây Tạng, họ tiến hành các nghi lễ tôn giáo và bảo vệ các tu viện. Những người hành hương treo những lá cờ cầu nguyện tại những nơi thiêng liêng như là một biểu tượng của sự may mắn.
Các bánh xe luân hồi là một phương tiện mô phỏng việc tụng kinh Phật giáo bằng một đồ vật quay vòng nhiều lần theo chiều kim đồng hồ. Đồ vật này được phổ biến rộng rãi trong những người Tây Tạng. Để không xúc phạm các thánh vật tôn giáo như bảo tháp, đá mani, và Gompa, Phật tử Tây Tạng sẽ đi bộ xung quanh chúng theo chiều kim đồng hồ, còn tín đồ Bön sẽ đi theo hướng ngược lại. Phật tử Tây Tạng tụng kinh cầu nguyện là "Om mani padme hum", trong khi các tín đồ Bon thì sẽ tụng "Om matri muye sale du".