Người Tạng hay người Tây Tạng là một dân tộc bản địa tại Tây Tạng, vùng đất mà ngày nay hầu hết thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tổng dân số người Tạng là 5,4 triệu và họ là dân tộc đông thứ 10 trong tổng số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một số cộng đồng Tây Tạng hiện cũng đang sinh sống tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan.
Các Học Giả Phương Tây Nghĩ Gì Về Phương ĐôngNgười Tạng sử dụng tiếng Tạng, nhưng nhiều phương ngữ trong ngôn ngữ này không hiểu lẫn nhau. Theo cổ truyền, hay các thần thoại của mình thì người Tạng tự coi họ là hậu duệ của khỉ Pha Trelgen Changchup Sempa và ác quỷ đá Ma Drag Sinmo. Hầu hết người Tạng theo Phật giáo Tây Tạng, mặc dù một số người chịu ảnh hưởng của Bön và Hồi giáo. Phật giáo Tạng có ảnh hưởng mạnh lên nghệ thuật, ca kịch, và kiến trúc Tây Tạng trong khi khí hậu khắc nhiệt của nơi đây đã tạo ra một ngành Tạng dược và nghệ thuật nấu ăn Tây Tạng.
Sự thích nghi cơ thể với độ cao lớn của người Tạng
Công trình Thời kỳ đồ đá cũ Tây Tạng đang nghiên cứu sự xâm chiếm của thời kỳ Đồ đá tại cao nguyên, hy vọng sẽ hiểu sâu hơn về khả năng thích ứng của con người nói chung và các kế hoạch trồng trọt của người Tạng khi họ học được cách tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Khả năng chuyển hóa của người Tạng hoạt động bình thường trong điều kiện không khí thiếu oxy ở độ cao lớn - vốn thường xuyên trên 4.400 mét (14.400 ft), đã thường xuyên khiến các nhà quan sát bối rối. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, mặc dù người Tạng sống ở độ cao lớn trong môi trường sinh sống nhưng không hề có nhièu oxy trong máu của họ hơn những người khác, họ có nhiều hơn gấp 10 lần lượng Mônôxít nitơ vàoxit nitric và gấp đôi về lưu lượng máu ở cẳng tay so vơi những người cư ngụ ở vùng thấp. Mônôxít nitơ làm giãn nở mạch máu cho phép máu chảy tự do hơn đến tứ chi và hỗ trợ phân phối oxy đến các mô. Những gì chưa được biết đến là liệu nồng độ cao của mônôxít nitơ là do một đột biến di truyền hay những người đến từ những nơi có độ cao thấp hơn sẽ dần dần thích ứng như vậy sau khi sống trong một thời gian dài ở độ cao lớn.
Yếu tố di truyền học của người Tạng
Năm 2010, một nghiên cứu về sự biến đổi gen cho thấy rằng phần lớn các gien của người Tây Tạng có thể đã phân kỳ từ người Hán khoảng 3.000 năm trước.Tuy nhiên, có khả năng con người đã cư trú tại Tây Tạng sớm hơn nhiều và những cư dân sớm có thể đã có những đóng góp vốn gen cho người Tạng hiện đại. Các nghiên cứu sâu hơn về nhân loại học và di truyền học sẽ cần phải được làm sáng tỏ để làm rõ lịch sử định cư của con người ở Tây Tạng.
Sự phân bố nhóm đơn bội D-M174 được tìm thấy trong gần như tất cả các dân tộc tại Trung Á và Đông Bắc Á về phía nam biên giới Nga, mặc dù thường ở một tần suất thấp là 2% hoặc ít hơn. Một sự tăng đột biến đáng kể về tần suất của D-M174 đã xảy ra đối với người Tạng và có thể coi đây là một phương pháp để có thể tiếp cận cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng ở miền Tây Trung Quốc. D-M174 cũng được tìm thấy với tần suất cao ở người Nhật nhưng nó lại biến mất dần với tần suất thấp trong người Hán vốn cư trú giữa Nhật Bản và Tây Tạng.
Các ý kiến không thực tế về việc người Navajo ở chấu Mỹ và người Tạng có liên quan đã không tìm được hậu thuẫn trong các nghiên cứu di truyền. Một số quan niệm đã được đưa ra về nguồn gốc của người Tạng, tuy nhiên, một nghiên cứu gien đã chỉ ra rằng nhiễm sắc thể Y của người Tạng có nhiều nguồn gốc, một NST đến từ Trung Á trong khi những NST khác là từ Đông Á.