Yarlung Tsangpo - dòng sông thánh của Tây Tạng lưu giữ mọi mầm sống ngặt nghèo, hiếm hoi của Hymalaya.
Ý Nghĩa Của Pháp Khí Mật TôngNếu từ trên cao nhìn xuống, ta sẽ thấy dòng Yarlung Tsangpo chảy ra biển Bengai cùng dòng sông Indus chảy ra vịnh Ai Cập giống như hai vòng tay ôm lấy Hymalaya và bán đảo Ấn Độ. Nhưng làm thế nào để có thể duy trì được dòng chảy kia trên những trơ trụi đá và cát khô khát? Yarlung Tsangpo khác chi váng nước màu lục ngọc mỏng tang dính trên cát bỏng. Trên đường từ sân bay về Lhasa, bạn nên dừng chân bên dòng Yarlung Tsangpo để chứng kiến một điều lạ lùng hơn: trên một dòng sông làm sao lại có hai dòng chảy xuôi ngược?
Dãy núi Hymalaya hùng vỹ chính là nơi khởi phát của những dòng sông vỹ đại như Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Hằng Hà và Yarlung Tsangpo nhưng nếu khác lạ chỉ có dòng Hoàng Hà khi đổ về đến Cam Túc đột nhiên đổi ngược hướng chảy về Tây một khúc ngắn sau lại xuôi về Đông. Quanh đỉnh núi thánh Ngân Sơn, tín đồ đạo Phật coi núi như Tudi- trục nối của vũ trụ, cũng là nơi xuất phát của bốn dòng sông thánh. Sông Karlani khởi phát từ miệng chim công, sông Satlej chảy từ miệng voi, sông Indus chảy từ miệng sư tử những con vật cưỡi của các vị Thiền Phật. Nhưng chỉ có Yarlung Tsangpo khởi thuỷ từ hàm ngựa là có cái bất thường, lạ lùng.
Những tín đồ thì loan truyền là mọi thứ đều có thể trên lãnh địa của các chư thiên. Còn những Lạt Ma lại lý giải đó là biểu hiện của những quy luật cùng tồn tại những mặt đối lập để tiến tới cái hoà hợp, phát triển của tốt - xấu, thiện- ác, âm - dương.