==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tây Tạng là nơi giàu bản sắc văn hóa. Có rất nhiều hình thức biểu diễn nghệ thuật truyền thống. khách thăm quan có thể xem nhạc kịch cổ truyền Tây Tạng, còn được gọi là Ache lhamo, nghĩa là “Chị em nữ thần” hay “Chị em thiên đàng”, là một sự kết hợp các điệu nhảy, tụng kinh và các bài hát.

Ý Nghĩa Của Pháp Khí Mật Tông Ý Nghĩa Của Pháp Khí Mật Tông

Nhạc Kịch Truyền Thống Ache Lhamo Ở Tây Tạng - Ảnh 1

Các tiết mục thể hiện những câu chuyện về Phật giáo và lịch sử người Tạng. Nhạc kịch Tây Tạng xuất hiện từ thế kỷ XIV do Thangthong Gyalpo, vốn là một vị Lạt ma và nổi tiếng là “người xây cầu”. Ông và bảy thiếu nữ do ông chọn đã tổ chức trình diễn những điệu nhạc kịch Tạng đầu tiên để gây quỹ xây dựng những cây cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông Tây Tạng. Những màn trình diễn thường diễn ra vào các dịp lễ hội khác nhau như LingkaShoton trên một sân khấu đơn sơ.

Nhạc Kịch Truyền Thống Ache Lhamo Ở Tây Tạng - Ảnh 2

Những chiếc mặt nạ đầy màu sắc cũng được sử dụng để thể hiện các nhân vật; như màu đỏ tượng trưng cho vua, màu vàng thể hiện cho các vị thần và Lạt ma. Màn trình diễn bắt đầu với một cảnh xá tội và khấn Phật. Một người kể chuyện sẽ hát một bản tóm tắt của câu chuyện và buổi diễn bắt đầu. Các nghi lễ tôn giáo khác cũng được tiến hành vào cuối vở kịch. Ngoài ra, còn có nhiều huyền thoại lịch sử hay sử thi bằng văn bản của các vị Lạt ma bề trên về sự tái sinh của “Người được chọn”, người sẽ làm những điều tuyệt vời.

Nhạc Kịch Truyền Thống Ache Lhamo Ở Tây Tạng - Ảnh 3

Nhạc Kịch Truyền Thống Ache Lhamo Ở Tây Tạng

Nhạc Kịch Truyền Thống Ache Lhamo Ở Tây Tạng
86 9 95 181 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==