==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Tu Viện Drigung Til

    Tu Viện Drigung Til

    Được thành lập năm 1179 do Drigung Kyobpa Jikten Gönpo Rinchen Päl (1143-1217) khoảng 150 km về phía Đông Bắc Lhasa. Là tu viện đầu tiên của dòng Drigung.

  • Tu Viện Reting

    Tu Viện Reting

    Tu viện Reting hay còn gọi là Radreng, là một tu viện Phật giáo có lịch sử quan trọng gần Lhasa. Tu Viện đã bị tàn phá bởi các Hồng vệ binh trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đến nay chỉ được phục hồi một phần.

  • Tu Viện Yungdrung Ling

    Tu Viện Yungdrung Ling

    Tu viện Yungdrung Ling: Là tu viện chính thống của đạo Bon nằm ở phía đông của Shigatse trên thượng lưu sông Yarlung Zangbo. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 dưới triều đại Songtsan Gambo, rất lâu trước khi sự ra đời của Phật giáo, Bon được thành lập và phát triển mạnh ở các vùng đất của tuyết. Đó là tôn giáo nguyên thủy và đích thực của người Tây Tạng cổ xưa.

  • Sân Bay Lhasa Gonggar

    Sân Bay Lhasa Gonggar

    Sân bay Lhasa Gonggar (IATA: LXA, ICAO: ZULS) là một sân bay phục vụ thành phố Lhasa, Tây Tạng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sân bay này nằm cách Lhasa 45 km về phía nam, bên bờ sông Yarlung Zangbo.

  • Sông Yarlung Zangbo

    Sông Yarlung Zangbo

    Sông Yarlung Zangbo bắt nguồn từ Tây Tạng, dài 2.906km, với đoạn chảy qua Trung Quốc dài 1.625km, đoạn chảy qua Ấn Độ dài 918km và Bangladesh là 363km. Yarlung Zangbo là con sông cao nhất thế giới và là nguồn nước nuôi dưỡng hàng triệu người dân ở Zangmu thuộc Shannan, khu tự trị Tây Tạng.

     

  • Suối Nước Nóng Yampachen

    Suối Nước Nóng Yampachen

    Suối nước nóng Yampachen nằm trong thung lũng Yampachen trên ngọn núi Hymalaya - nóc nhà của thế giới trên cao nguyên Tây Tạng, quanh năm được bao phủ bởi các dãy núi tuyết trắng. Nằm ở độ cao 4.500m so với mực nước biển và cách thủ đô Lhasa 87 km về phía Tây Bắc, suối nước nóng có độ nhiệt lên đến hơn 30 độ là một trong những nguồn suối nước nóng nhất có thể tìm thấy ở nơi đây.

  • Hồ Dạ Xoa Rakshastal

    Hồ Dạ Xoa Rakshastal

    Biệt danh "hồ Dạ Xoa, "hồ mặt nguyệt" hay “Quỷ hồ” theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “hồ đen nhiễm độc”. Hồ nằm ở phía tây hồ thiêng Manasarovar ở Tây Tạng. Hồ quỷ Rakshastal cũng đồng thời là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn vô cùng trong chuyến khám phá Tây Tạng.

  • Tu Viện Chiu Gompa

    Tu Viện Chiu Gompa

    Tu viện Chiu Gompa, có khi được gọi là Chiyu Gonpa hay Jiu Gonpa, có nghĩa là tu viện “chim sẻ”. Chiu Gompa nằm trên đỉnh một ngọn đồi sát với hồ thiêng Manasarovar về hướng Tây bắc.

  • Tu Viện Tsodzong

    Tu Viện Tsodzong

    Tu Viện Tsodzong nằm trên hòn đảo nhỏ giữa hồ Basum được thành lập vào thế kỷ thứ 17. Tu viện này thờ ngài Liên Hoa Sinh (Buddha Padmasambhava, hay có tên Tạng là Guru Rinpoche), người sáng lập ra tông Ninh Mã (Nyingma Sect) - một trong 4 tông phái chính của lịch sử Phật giáo Tây Tạng.

  • Tu Viện Tsurphu

    Tu Viện Tsurphu

    Tu Viện Tsurphu được Đức Karmapa Dusum Khyenpa thành lập từ năm 1190 và từ đó đến nay luôn là trụ sở chính của tất cả các vị Karmapa. Vào thời điểm tiến hành cuộc cách mạng văn hóa thì Tsurphu co đến 900 tăng sỹ và bao gồm trong nó 4 tu viện với rất nhiều công trình xây dựng. Một trong 4 tu viện này là nơi ở của các vị Ghosir Gyaltsab qua nhiều lần tái sinh từ xưa đến nay.

  • Lịch Tây Tạng

    Lịch Tây Tạng

    Lịch Tạng là loại âm lịch tính theo Mặt Trăng; một năm có 12 hoặc 13 tháng; mỗi tháng bắt đầu và kết thúc vào lúc trăng non. Tháng thứ 13 được thêm vào cách quãng khoảng 3 năm để năm âm lịch có thể tương đương với năm dương lịch. Các tháng không có tên, nhưng được gọi theo số, trừ tháng 4 có tên là saka dawa, tưởng nhớ ngày đản sinh của Đức Phật.

  • Thangka - Họa Phẩm Đặc Dụng Của Phật Giáo Kim Cang Thừa

    Thangka - Họa Phẩm Đặc Dụng Của Phật Giáo Kim Cang Thừa

    Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Thangka chỉ những họa phẩm cuốn lại được. Điều này chỉ ra rằng Thangka rất tiện lợi cho các nhà sư mang đi đến những nơi hành lễ, mang từ tự viện này đến tự viện khác. Tiếng Tây Tạng từ “thang”  có nghĩa là phẳng, do đó tranh Thangka là họa phẩm thực hiện trên mặt phẳng, có thể cuộn lại khi không cần trưng bày, nó được gọi là “tranh cuộn” là vì vậy. 

Trang [<<] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [>] [>>]

Cẩm Nang Tây Tạng | TRANG 2

Cẩm Nang Tây Tạng | TRANG 2
55 5 60 115 bài đánh giá