==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Địa Khu Shannan

    Địa Khu Shannan

    Shannan hay còn gọi là Sơn Nam là một địa khu ở khu vực đông nam của Khu tự trị Tây Tạng. Địa khu Sơn Nam có Sân bay Lhasa Gonggar gần trấn Gonggar. Nằm ở trung và hạ phần của Thung lũng Yarlung cổ, được tạo thành bởi Sông Yarlung Zangbo, địa khu Sơn Nam được coi là vùng đất khai sinh của văn minh Tây Tạng. Nó có ranh giới với Lhasa ở phía bắc, Nyingchi ở phía đông, Xigazê ở phía tây, và có biên giới quốc tế với Ấn Độ và Bhutan ở phía nam. 

  • Ý Nghĩa Của Pháp Khí Mật Tông

    Ý Nghĩa Của Pháp Khí Mật Tông

    Pháp khí là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, để dân cúng lên chư Phật hoặc các đạo tràng nghiêm trang, hoặc làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Pháp khí của Phật giáo Tây Tạng đại khái có thể chia làm sáu loại lớn là kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ thân và khuyến giáo. 

  • Đền Kumbum Ở Gyantse

    Đền Kumbum Ở Gyantse

    Gyantse còn có một công trình mà không nơi nào trong cao nguyên mênh mông Tây Tạng có được, đó là đền Kumbum nằm bên cạnh Palkhor. Đền này được xây dựng năm 1436 gồm có 9 tầng, 108 cửa và 77 khám thờ. Toàn bộ đền có khoảng 100.000 hình tượng Phật, Bồ-tát, hộ pháp..., nên nó được mệnh danh là "đền thập vạn Phật". Đền được nghệ nhân Tây Tạng và Nepal xây dựng, nhìn từ xa người ta thấy cặp mắt Phật, vẽ theo kiểu Nepal. Sở dĩ đền này được gọi là man-đa-la ba chiêu vì nó biểu trưng cho quan niệm về vũ trụ của Phật Giáo Tây Tạng. Các đền thờ Tây Tạng đều có năm phần, tượng trưng cho năm yếu tố xây dựng nên vũ trụ.

  • Lễ Hội Đua Ngựa Litang

    Lễ Hội Đua Ngựa Litang

    Lễ hội đua ngựa Litang vào tháng 8 là dịp tốt để khách thăm quan ngắm những tay du mục trên lưng ngựa, thảo nguyên xanh bao la đến tận chân trời và thưởng thức thịt và sữa chua bò lông vàng Yak.

  • Vòng Quay Luân Hồi

    Vòng Quay Luân Hồi

    Bánh xe Mani (kinh luân)  là một loại pháp khí được giáo đồ Phật giáo sử dụng trong tụng niệm, có hình trụ tròn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa. Trong hình trụ này dán các tấm giấy chép kinh văn. Người cầu nguyện vừa xoay bánh xe mani vừa tụng chân ngôn sáu chữ Om mani padme hum (Án ma ni bát di hồng ), nhằm ca tụng chư Phật. Bánh xe mani cần phải xoay theo chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt thần chú.

  • Đô Thị Gyantse Tây Tạng

    Đô Thị Gyantse Tây Tạng

    Trước đây Gyantse là đô thị nối giữa Lhasa và Shigatse, nhưng hiện nay nó không còn đóng vai trò quan trọng sau khi một con đường khác mới được xây, chạy dọc theo thung lũng Yarlung Tsanpo, nối liền hai đô thị nói trên. Thế nhưng Gyantse từng là thủ phủ một thời thịnh trị, số phận của nó liên hệ mật thiết đến phái Tát-ca(Sakyapa). Gyantse một thời lại là một trung tâm thương mại của Tây Tạng và cũng vì thế mà Gyantse bị người Anh tiến hành một cuộc xâm lược đổ máu vào năm 1904. 

  • Lễ Hội Lingka Woods Tây Tạng

    Lễ Hội Lingka Woods Tây Tạng

    Nếu như ở Lhasa, lễ hội này được tổ chức vào tháng 7 và tháng 8 thì ở Xigaze, lễ hội được tổ chức sớm hơn, từ tháng 6. Lingka Woors là tên gọi khác của ngày tết thiếu nhi ở Xigaze, là dịp tốt để Lữ khách tới khám phá khu vực rộng lớn với sự đa dạng, phong phú về khí hậu và sinh học này.

  • Phật Giáo Tây Tạng

    Phật Giáo Tây Tạng

    Phật giáo Tây Tạng, cũng được gọi là Lạt-ma giáo, là một hệ phái Phật giáo quan trọng thuộc Phật giáo Đại thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hy Mã Lạp Sơn, đặc biệt ở Tây Tạng.

  • Dãy Nũi Himalaya Trên Cao Nguyên Tây Tạng

    Dãy Nũi Himalaya Trên Cao Nguyên Tây Tạng

    Himalaya hay còn gọi là Hy Mã Lạp Sơn là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả Himalaya theo đúng nghĩa của từ này, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ Pamir Knot. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Sanskrit himālaya, một tatpurusa từ kép mang ý nghĩa "nơi ở của tuyết".

  • Tiếng Tạng - Ngôn Ngữ Chính Của Người Tây Tạng

    Tiếng Tạng - Ngôn Ngữ Chính Của Người Tây Tạng

    Tiếng Tây Tạng tiếng Tạng hay Tạng ngữ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng-Miến của hệ Hán-Tạng. Nhiều thổ ngữ đặc biệt ở miền trung có dấu giọng, nhưng các thổ ngữ phía tây như tiếng Amdo hay phía đông như tiếng Balti không có dấu giọng.

  • Tục Đa Phu Ở Tây Tạng

    Tục Đa Phu Ở Tây Tạng

    Tục đa phu xuất hiện tại nhiều nơi ở Tây Tạng. Điển hình là một người phụ nữ có thể được sắp xếp để kết hôn với những người nam là anh em ruột. Điều này thường được thực hiện để tránh phân chia tài sản và giúp giữ vững kinh tế gia đình. Tuy nhiên, chế độ một vợ một chồng diễn ra phổ biến hơn trên khắp Tây Tạng. Hôn nhân đôi khi phải theo sự sắp xếp của cha mẹ nếu con trai hay con gái không chọn được đối tượng cho mình ở một độ tuổi nhất định.

  • Trang Phục Của Người Tây Tạng

    Trang Phục Của Người Tây Tạng

    Người Tạng rất có ý thức giữ trang phục truyền thống dù rằng một số người đã chuyển sang ăn mặc như phương Tây. Phụ nữ quấn váy màu đậm ở ngoài áo cánh; chiếc tạp dề len có sọc đủ màu có nghĩa người đó là phụ nữ đã có chồng. Cả nam lẫn nữ đều mặc áo tay dài dù trong ngày hè nóng nực.

Trang [<<] [<] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [>] [>>]

Cẩm Nang Tây Tạng | TRANG 3

Cẩm Nang Tây Tạng | TRANG 3
55 5 60 115 bài đánh giá